Kết nối với chúng tôi

Hành Tỏi đảo Lý Sơn được trồng như thế nào? Nghề nhọc nhằn

Hành Tỏi đảo Lý Sơn được trồng như thế nào? Nghề nhọc nhằn

Giữa trời, biển bao la, cây tỏi, cây hành nhỏ bé vươn lên từ cát trắng. Ngoài nghề đi biển, cây hành, tỏi là nguồn sống của bao người dân Lý Sơn.
Trên huyện đảo Lý Sơn nhỏ bé này bất cứ một cây nào nói chung , cây hành tỏi nói riêng điều được trồng trên ruộng cát trắng phẳng lỳ. Lớp cát này được nông dân ngoài biển khơi đem về lên bề mặt ruộng từ 2-3 cm.
Nếu có cơ hội một lần bạn đến Đảo này bạn sẽ cảm nhân cái công việc Trồng hành tỏi của người dân nới đây khó khăn, vất vả như thế nào. Thế như họ không từ bỏ mà công việc vẫn cứ lặp đi lặp lại hằng ngày.

Lý Sơn, vùng đất được mệnh danh là “vương quốc tỏi”

Bởi bao đời nay cây tỏi đã gắn liền với người dân nơi đây. Có một thời người trồng tỏi Lý Sơn luôn ví cây tỏi là “vàng trắng”, nhất là sau khi tỏi Lý Sơn được đăng ký nhãn hiệu, giá tỏi tăng cao nên nghề trồng tỏi ở Lý Sơn cũng trở nên thuận lợi. Nghề trồng tỏi cho thu nhập cao hơn bất cứ mọi ngành nghề khác trên đảo. Nhiều hộ nông dân Lý Sơn thoát nghèo và nhanh chóng làm giàu chính nhờ cây tỏi. Thế nhưng, không phải ai cũng biết, cây tỏi không phải là cây đầu tiên xuất hiện ở Lý Sơn.

Những củ tỏi, củ hành hay bất cứ loại cây nào ở đây cũng được trồng trên ruộng cát trắng phẳng lỳ. Lớp cát trắng này được bà con nhân dân khai thác từ biển đem về phủ một lớp dày khoảng 2 đến 3cm lên bề mặt ruộng để trồng cây. Có tận mắt chứng kiến công việc trồng hành, tỏi của người dân nơi huyện đảo Lý Sơn mới thấm thía được những khó khăn, vất vả của công việc mà hàng ngày họ vẫn làm….

Huyện đảo Lý Sơn (hay còn gọi là Cù Lao Ré của tỉnh Quảng Ngãi) được biết đến với đặc sản tỏi.

Những củ tỏi, củ hành hay bất cứ loại cây nào ở đây cũng được trồng trên ruộng cát trắng phẳng lỳ. Lớp cát trắng này được bà con nhân dân khai thác từ biển đem về phủ một lớp dày khoảng 2 đến 3cm lên bề mặt ruộng để trồng cây.
Lớp cát trắng này có tác dụng phản quang (ánh nắng mặt trời) nhằm làm mát, thoáng gốc cây, giúp cây phát triển tốt. Mỗi lớp cát này sẽ được thay sau 2 vụ thu hoạch tỏi hoặc hành hay dưa hấu…
Mỗi năm, người dân huyện đảo Lý Sơn chỉ trồng được 2 vụ tỏi (từ tháng 9 năm trước tới tháng 2 năm sau), sau đó trồng hành hoặc ngô, vừng… Người dân nơi đây thực hiện phương châm “không cho đất nghỉ, đất ngừng tay ta’.
Vì có điều kiện tự nhiên khá đặc biệt nên tỏi nơi đây mang nét đặc trưng riêng, tỏi không có vị hôi, ăn rất mát và đặc biệt ở Lý Sơn có loại tỏi một nhánh (người ta thường gọi là tỏi cô đơn). Điều đặc biệt ở đây là bất cứ loại cây gì khi được đem về đây trồng, quả cũng sẽ cho vị ngọt, thơm hơn rất nhiều so với giống ban đầu, nhất là dưa hấu.
Việc trồng tỏi, hành nơi đây được bà con chú ý chăm bón hết sức cẩn thận. Cách một ngày lại tưới nước cho tỏi, mỗi ngày tưới 2 lượt sáng và chiều. Nguồn nước dùng để phục vụ việc trồng trọt được lấy từ những giến đào sâu dưới lòng đất. Nước ở đây xuất hiện ở độ sâu khoảng 9 đến 10m, nhưng là nguồn nước lợ.
hanh toi ly son
Phun thuốc trừ sâu cho hành, tỏi.
Cũng có thể hiểu được vì sao cây trồng nơi đây lại tươi tốt và cho kết quả tốt đến vậy là bởi đảo Lý Sơn được hình thành bởi núi lửa với 5 miệng xuất hiện cách đây 25 đến 30 triệu năm và nay đã ngừng hoạt động.
Nụ cười rạng rỡ khi hành được mùa.
Những cánh đồng đang vào mùa thu hoạch.
Lũ trẻ con theo bố mẹ ra đồng thu hành.
Và giúp bố chở thành quả của những ngày tháng vất vả về nhà.
Tỏi ở Lý Sơn có hai loại là tỏi nhiều nhánh (được bán lẻ với giá từ 60 đến 80 nghìn đồng) và loại tỏi một nhánh (tỏi cô đơn). Loại tỏi một nhánh là đặc sản mà chỉ nơi đây mới có được bán với giá từ 350 nghìn đồng tới 550 nghìn đồng.
Những bao hành, tỏi được người dân đóng bao đưa lên tàu trở ra đất liền bán đi khắp nơi.

Tỏi Đảo Lý Sơn đã được trồng cách đây hàng trăm năm trên đất đảo Lý Sơn. Từ khi khai sinh vùng đất này những vị tiền nhân ở đất đảo đã biết trồng tỏi để dùng làm thức ăn hằng ngày và dùng nó để phòng và chữa bệnh. Tỏi Lý Sơn được xem là vị thuốc “thần kì”của người dân đất đảo. Ngoài ra củ tỏi được người dân Lý Sơn quý như là “bảo bối” để chống lại ma quỷ cũng như xua đi bao điều không may trong cuộc sống.

Miêu tả:

Củ tỏi có kích thước trung bình từ 2 ÷6 cm, có màu trắng, mỗi củ có từ 12÷20 tép.Thành phần củ tỏi chứa 0,1÷0.36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa hợp chất lưu huỳnh, thành phần chủ yếu của củ tỏi là chất alixin. Tỏi tươi không có alixin ngay mà có chứa chất alinin chất này dưới tác động của enzyme alinaza và khi giã dập mới cho alixin. Ngoài ra trong tỏi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là selen. Đây là khoáng chất giúp cơ thể con người tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, phát triển trí não và tăng cường tuổi thọ cho con người.

Công dụng:

Tỏi được các nhà khoa học ở nhiều nước nghiên cứu, phát hiện những đặc tính kỳ diệu như: khả năng tăng cường hệ thống miễn dịch, nâng cao sức khỏe, làm giảm huyết áp, có tác dụng chống tắc nghẽn mạch máu, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, chống sự già nua, làm giảm sung huyết và tiêu viêm, phục hồi nhanh thể lực…

Tỏi Lý Sơn được quý như “Tỏi Ngọc”

Tỏi Lý Sơn được quý như “Tỏi Ngọc” bởi lẽ để có được củ tỏi trắng, thơm ngon, đặc trị bệnh là cả một quá trình gian nan của những người dân đất đảo, họ không ngại gian nan, nhọc nhằn qua bao thời gian để đến ngày thu hoạch nó.

Trồng tỏi là một nghề truyền thống được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, mỗi thế hệ cha ông đi qua đã đúc kết để lại biết bao kinh nghiệm truyền lại cho thế hệ con cháu, chính từ những tinh hoa đó các thế hệ sau đã làm cho củ tỏi Lý Sơn ngày càng thêm giá trị về chất lượng và nó không những được nhiều người Việt Nam biết đến mà còn lan rộng ra cả thế giới.

Rate this post

Các bình luận

3 bình luận

1 bình luận

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục Hình ảnh - Video clip

Lên trên