Tại sao có ngày nhuận? Vì sao có năm nhuận, tháng nhuận?
Bạn có từng thắc mắc tại sao lại có những ngày nhuận, tháng nhuận hay năm nhuận? Nếu có hãy cùng Kenh76.vn tìm hiểu qua bài viết Tại sao có ngày nhuận? tháng nhuận hay năm nhuận trong lịch sau đây.
Tại sao có ngày nhuận? Tháng nhuận hay năm nhuận trong lịch dương lịch âm
Tại sao có ngày nhuận 2016?
Ngày nhuận là việc bổ sung thêm ngày vào dương lịch để làm cho lịch phù hợp với các mùa thời tiết. Vì theo dương lịch thì các mùa và các sự kiện thiên văn không lặp lại chính xác sau một số nguyên các ngày nên năm dương lịch cứ sau một khoảng thời gian nhất định phải thêm vào một ngày để đảm bảo việc chỉnh lại các sai số do làm tròn năm.
Tại sao có năm nhuận?
Năm nhuận chỉ là một thủ pháp của các nhà làm lịch nhằm làm cho năm âm lịch và dương lịch không sai lệch nhau nhiều, không có hàm ý gì về thời tiết, khí hậu.
Tại sao có tháng nhuận?
Vì theo như lịch Trung Quốc hay âm lịch thì chu kỳ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất là khoảng 29,53 ngày nên một năm âm lịch chỉ có khoảng 354 ngày (làm tròn) vì vậy sau một vài năm âm lịch thì người ta phải bổ sung một tháng – “tháng nhuận” để đảm bảo năm âm lịch tương đối phù hợp với chu kỳ của thời tiết, là yếu tố phụ thuộc vào chu kỳ quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời.
Tại sao năm nhuận có 366 ngày?
Vì Trái Đất quay trọn một vòng xung quanh Mặt Trời mất 365 ngày và 6 giờ. Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Nhuận ngày dương lịch được tính vào tháng 2. Do đó, tháng 2 năm 2004 có 29 ngày.
Các năm nhuận gần đây
Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày. Như vậy, một năm dương lịch còn thừa 6 giờ và 4 năm dồn lại thừa 24 giờ, bằng một ngày. Do vậy, cứ 4 năm sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận. Năm nhuận gần đây là năm 2004
Âm lịch là gì?
Là lịch tính thời gian theo mặt trời gọi là dương lịch.
Dương lịch là gì?
Là lịch tính thời gian theo mặt trăng gọi là âm lịch.
Tham khảo bài viết trên để hiểu tại sao có ngày nhuận? tháng nhuận hay năm nhuận trong lịch dương lịch âm trên Google mà bạn vẫn biết nhé.
VÌ SAO THÁNG 2 CHỈ CÓ 28 HOẶC 29 NGÀY
Ngày 29/2- một ngày đặc biệt bởi nó chỉ xuất hiện 4 năm một lần. Ngày 29 tháng 2 chỉ xảy ra vào những năm nhuận. Vì thế ngày 29/2/2016 là một ngày bổ sung vào lịch để giúp đồng bộ với chuyển động quay của Trái đất xung quanh mặt trời.
Liên quan đến vấn đề này, một câu hỏi khác được đặt ra: Tại sao tháng 2 lại có 28 ngày (năm nhuận là 29 ngày) trong khi các tháng khác trong năm đều có 30 hoặc 31 ngày?
Vì những năm 46 trước Công nguyên, thống soái La Mã Julius César khi định ra lịch dương, quy định ban đầu là mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày; tháng chẵn là tháng thiếu, có 30 ngày. Tháng 2 là tháng chẵn đúng ra phải có 30 ngày. Nhưng nếu tính như vậy thì một năm không phải có 365 ngày mà là 366 ngày. Do đó phải tìm cách bớt đi một ngày trong một năm.
Vậy thì bớt đi một ngày trong tháng nào?
Lúc đó, theo tập tục của La Mã, rất nhiều phạm nhân đã bị xử tử hình, đều bị chấp hành hình phạt vào tháng 2, cho nên mọi người cho rằng tháng đó là tháng không may mắn. Trong một năm đã phải bớt đi một ngày, vậy thì bớt đi một ngày trong tháng 2 , làm cho tháng không may mắn này bớt đi một ngày là tốt hơn. Do đó tháng 2 còn lại 29 ngày, đó chính là lịch Julius.
Sau này, khi Augustus kế tục Julius César lên làm Hoàng đế La Mã. Augustus đã phát hiện ra Julius César sinh vào tháng 7, theo lịch Julius thì tháng 7 là tháng đủ, có 31 ngày, Augustus sinh vào tháng 8, tháng 8 lại luôn là tháng thiếu, chỉ có 30 ngày. Để biểu thị sự tôn nghiêm như Julius César, Augustus đã quyết định sửa tháng 8 thành 31 ngày. Đồng thời cũng sửa lại các tháng khác của nửa năm sau. Tháng 9 và tháng 11 ban đầu là tháng đủ thì sửa thành tháng thiếu. Tháng 10 và tháng 12 ban đầu là tháng thiếu sửa thành tháng đủ. Như vậy lại nhiều thêm một ngày, làm thế nào đây? Lại lấy bớt đi một ngày trong tháng 2 không may mắn nữa, thế là tháng 2 chỉ còn 28 ngày.
Chu kì quỹ đạo của Trái đất xung quanh Mặt trời là 365,25 ngày. Nguyên nhân là vì Trái đất mất khoảng 365,25 ngày để quay hết một vòng xung quanh Mặt trời mỗi năm. Chính phần 0,25 ngày đó tạo ra nhu cầu có một năm nhuận mỗi bốn năm một lần.
Trong những năm không nhuận, tức là năm bình thường, lịch không tính đến một phần tư ngày thật sự cần thiết để Trái đất quay trọn một vòng xung quanh Mặt trời. Thực chất thì năm theo lịch – một sản phẩm do con người tạo ra – nhanh hơn năm mặt trời thật sự, hay năm được định nghĩa bởi chuyển động của hành tinh chúng ta trong không gian vũ trụ.
Theo thời gian, nếu không có sự hiệu chỉnh, năm theo lịch sẽ lệch khỏi năm mặt trời và sự lệch đó ngày một tăng dần. Ví dụ, nếu không có hiệu chỉnh, năm theo lịch sẽ lệch đi khoảng 1 ngày sau 4 năm. Nó sẽ lệch 25 ngày sau 100 năm. Bạn có thể thấy, nếu càng lâu mà không có năm nhuận bổ sung hiệu chỉnh cho dương lịch, thì cuối cùng tháng 7 sẽ là mùa đông ở bán cầu Bắc.
Trong những năm nhuận, một ngày nhuận được bổ sung vào lịch để làm nó chậm lại và đồng bộ năm theo lịch với các mùa. Ngày nhuận lần đầu tiên được bổ sung vào Lịch Julian vào năm 46 trước Công nguyên, bởi Julius Cesar, theo lời khuyên của Sosigenes, một nhà thiên văn học tại thành Alexandria.
Hơn 2.000 năm trở lại đây, sở dĩ mọi người vẫn tiếp tục dùng cái quy định không hợp lý này chỉ vì nó là một thói quen. Những người nghiên cứu lịch sử trên thế giới đã đưa ra rất nhiều phương án cải tiến cách làm lịch, họ muốn làm cho lịch được hợp lý hơn.
Vào năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII đã cải cách lịch Julian bằng cách tạo ra lịch Gregory với sự trợ giúp của Christopher Clavius, một nhà toán học và nhà thiên văn học người Đức. Lịch Gregory chia thành 12 tháng với 365 ngày, cứ 4 năm thì thêm một ngày vào cuối tháng 2 tạo thành năm nhuận. Để bù vào sự khác biệt này thì cứ 400 năm ta sẽ bỏ bớt đi 3 ngày năm nhuận.
Sự hiệu chỉnh thêm này là để cân bằng lịch trong khoảng thời gian hàng nghìn năm và là cần thiết, vì theo lịch Julius thì một năm có 365,25 ngày. Nhưng độ dài của năm mặt trời là 365,242216 ngày cho nên lịch Julius dài hơn khoảng 0,0078 ngày trong một năm, tức là khoảng 11 phút 14 giây.
Cho đến năm 1582, thì sự sai biệt đã lên đến 10 ngày. Giáo Hoàng Gregory XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng tương ứng trở lại. Sau ngày 4 tháng 10 năm 1582 là ngày 15 tháng 10. Và để tránh sai biệt, lịch lấy năm nhuận là năm có số thứ tự chia hết cho 4 (như năm 1964, 1980, 2004, …) và các năm tận cùng bằng 00 phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận (năm 2000 chia hết cho 4 và 400 nên là năm nhuận, những năm 1700 1800 và 1900 chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận…). Lịch đã sửa mang tên lịch Gregory và được áp dụng cho đến bây giờ.
Vì thế, theo quy tắc lập ra bởi lịch Gregory, những ngày nhuận sẽ xuất hiện trong những năm sau đây:
1600 1604 1608 1612 1616 1620 1624 1628 1632 1636 1640 1644 1648 1652 1656 1660 1664 1668 1672 1676 1680 1684 1688 1692 1696 1704 1708 1712 1716 1720 1724 1728 1732 1736 1740 1744 1748 1752 1756 1760 1764 1768 1772 1776 1780 1784 1788 1792 1796 1804 1808 1812 1816 1820 1824 1828 1832 1836 1840 1844 1848 1852 1856 1860 1864 1868 1872 1876 1880 1884 1888 1892 1896 1904 1908 1912 1916 1920 1924 1928 1932 1936 1940 1944 1948 1952 1956 1960 1964 1968 1972 1976 1980 1984 1988 1992 1996 2000 2004 2008 2012 2016 2020 2024 2028 2032 2036 2040 2044 2048 2052 2056 2060 2064 2068 2072 2076 2080 2084 2088 2092 2096 2104 2108 2112 2116 2120 2124 2128 2132 2136 2140 2144 2148 2152.
Kể từ năm 1582, lịch Gregory dần dần được chấp nhận là một chuẩn quốc tế “văn minh” đối với nhiều quốc gia trên thế giới.