Kết nối với chúng tôi

Các lỗi thường gặp phải khi phá băng thông Dcom 3G

Các lỗi thường gặp phải khi phá băng thông Dcom 3G

Cách khắc phục các lỗi thường gặp phải & câu hỏi thường gặp khi Phá Băng Thông:

1. Lỗi không áp dụng được cài đặt mới

Lỗi này thường xuất hiện chủ yếu ở loại dcom huawei , bạn phá băng thông bằng các phần mềm tự động phá băng thông . các mã này đôi lúc làm trình quản lí dcom không thể nhận diện được sim bạn đang ở sóng nào . (2g hay 3G) . Cách chữa : – Bạn hãy dùng chính phần mềm bạn đang sử dụng để phá băng thông để điều chỉnh lại sóng 3G . ví dụ : phần mềm dial write port , các bạn hãy bấm vào nút lệnh “WCDMA” . auto dcom v 2.1.0.1_fix cũng có chức năng fix lỗi huawei này * Lưu ý : trước khi bạn phá băng thông bằng phần mềm , bạn hãy chọn mục “tất cả băng thông” ( mình không rõ lắm vì mình không dùng dcom huawei)

2. Lỗi “port Name” cannot be set while the port it is open

Lỗi này xuất hiển ở phần mềm DWP (Dial Write Port) , lỗi này có thể hiểu là : “cổng này đang được mở” . Hay nói cách khác, cổng COM đang được mở bằng 1 phần mềm khác. Cách chữa : – Các bạn hãy chắc chắn rằng trước khi bật tool , bạn đã tắt tất cả mọi thứ liên quan đến 3G . ( trình quản lí dcom …). bạn có thể mở Process trong task manager để kiểm tra kĩ càng . – Không được chạy song song 2 tool cùng 1 lúc , hoặc 1 tool 1 trình quản lí dcom . vì sao? Vì cả 2 tool đó đều cần kết nối đến cổng COM , đều cần lấy dữ liệu từ cổng COM . Nhưng cổng COM chỉ được mở bằng 1 tool duy nhất , không thể 2 tool cùng kết nối đến cùng 1 COM được . Vì vậy tuyệt đối không được bật song song 2 tool cùng 1 lúc.

3. Phần mềm dial write port bắt buộc nhập cổng COM

Lỗi này thường xuất hiện khi tool không thể nhận diện được cổng COM ; sai loại dcom. Cách chữa : – Hãy chắc chắn rằng dcom của bạn thuộc loại huawei nhé , tắt hết các chương trình liên quan đến 3G trước khi bật tool – ZTE : gồm các dcom mf190s , mf190 , mf110 , mf100 , mf667… – HUAWEI : e173 , e173eu-1 , e1750 , e303 ( riêng dcom e303 theo mình biết chỉ nhận diện được sóng , hiện tại rất kén tool ). khac-phuc-loi-hck-dcom-3g

4. Lỗi port error

Lỗi này thường gặp phải khi các bạn sử dụng tool không hỗ trợ tự động tìm cổng COM . Thường các bạn nhập sai cổng COM , tool sẽ hiện lên như vậy . Cách chữa : – các bạn bật trình quản lí dcom , vào ‘Công cụ / Thông số hệ thống’ để xem cổng COM (cổng ứng dụng) là bao nhiêu nhé . Sau đó tắt trình quản lí dcom và bật tool lại tool / chọn cổng COM mà bạn vừa xem .

5. Lỗi disconnect từ sóng 2G sang sóng 3G

Lỗi này thường xuất hiện khi : khu vực của bạn có quá nhiều người sử dụng tại thời điểm đó , trạm bts bị nghẽn mạng, trường hợp cuối cùng là sim hoặc vùng của bạn đã bị fix. Cách Chữa : – Các bạn hãy chờ 1 khoảng thời gian ( có thể dài hàng giờ đến 1 ngày) . Thường thì hiện tượng này thi thoảng mới bị . Có thể Viettel bảo trì vào thời điểm đó ; nhiều người sử dụng . Còn nếu muốn tốc độ luôn luôn nhanh mà không bị như vậy . bạn hãy dùng tiền chay để vào mạng ( thường thì các đại gia mới làm vậy )

6. Các bạn đã chuyển 3G – 2G – 3G nhưng tốc độ vẫn chỉ là 15kB/s, không thể lên được hơn

Cách chữa : – Đầu tiên , bạn hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện đúng các bước làm . Nếu dùng tool , hãy chắc chắn rằng bạn chọn đúng COM để tool làm việc hiệu quả nhất . – Nếu như đúng hết rồi mà vẫn không được , có thể sim hoặc vùng của bạn đã bị fix . Giải pháp tiếp theo mình nói ở đây là dùng tạm với chức năng 60kB/s bằng cách : chọn 2G – Ngắt Kết Nối – Kết Nối – 3G (cách 2-3). Cách phá này chỉ lên được 60kB/s , đủ để bạn lên web , nghe nhạc , video chất lượng thấp, chơi game . Riêng cách 2-3 này chơi game thì sẽ khỏe hơn cách 3-2-3 rất nhiều . – Nếu các bạn phá 2-3 vẫn là 15kB/s : vậy mình rất chia buồn với các bạn , các bạn bị fix quá nặng. Giải pháp cuối cùng là mua 1 chiếc sim rác mới (ưu tiên sim 11 số , vì sim 10 số ít là làm được ) . Đây cũng là giải pháp cuối cùng.

7. Chơi game thì nên chọn cách phá nào ?

Về vấn đề này mình đã nói ở phần 6 , mình khuyên các bạn hãy chọn cách phá 2-3 để chơi game 1 cách tốt nhất (không bị lag , gây khó chịu cho game thủ) . Có 1 số bạn cho rằng : “dùng 60 thì chơi sao được game” – ý kiến này hoàn toàn sai . Vì sao? Khi ta chơi game , dữ liệu từ game gửi đi chiếm rất it , sẽ không nhiều như chúng ta sử dụng mạng để xem video clip , xem youtube…. Nếu ai chơi võ lâm sẽ biết , 60kB/s có thể kẹp được mấy nick . Đó là ý kiến của mình về vấn đề này , có thể đúng, có thể sai . Mong các bạn góp ý.

8. Có cách nào phá băng thông ngoài cách 3-2-3 hay 2-3 không ?

Cách thì cũng chỉ xoay quanh 2 cách phá truyền thống đó . chỉ là tùy biến đi 1 chút mà thôi . Trước kia có những cách khác như : vmms (sử dụng proxy mms 192.168.233.10) , v-wap. Những cách này hiện tại đã không còn tồn tại , viettel đã fix sạch sẽ . giờ chỉ còn cách truyền thống 3-2-3 và 2-3

9. Người ở gần bạn phá băng thông vẫn bình thường , nhưng bạn thì vẫn 60kB/s là cao nhất?

Trường hợp này rất có thể sim của bạn đã bị fix . Các bạn có thể sử dụng các tool khác nhau để thử nghiệm . nếu tất cả các tool bạn dùng đều không được , giải pháp cuối cùng là mua 1 chiếc sim mới. http://www.dailysimviettel.com/store/media/images/2.jpg

10. Phá băng thông thành công nhưng tốc chỉ đạt từ 100 – 200kB/s

Trường hợp này thường có khi có quá nhiều thuê bao sử dụng 3G vào thời điểm đó . Nên nhớ ngoài bạn ra còn 2-3 triệu thuê bao sử dụng 3G . Có 1 số bạn bảo bị fix . Đó không phải là bị fix , mà do có quá nhiều thuê bao sử dụng , gây nên hiện tượng băng thông quá tải . Vì vậy mới xảy ra hiện tượng lúc lên cao lúc xuống rất thấp . mình cũng khuyên các bạn không nên download quá nhiều khi sử dụng 3G . Đó cũng là giải pháp giúp duy trì cho Viettel thả băng thông .

11. sử dụng tool Auto dcom bị disconnect giữa chừng.

Đây là hiện tượng thường xảy ra với người sửng dụng tool auto dcom cho docm huawei . Trường hợp này đã được fix trong phiên bản v2.4 . http://dichvuvienthong.vn/photos/4112013103750PM-3G%20viettel%201.JPG

12. Dcom huawei hay dcom ZTE tốt hơn?

Về vấn đề này , theo mình 2 loại dcom là ngang nhau . Tuy nhiên dcom huawei do có nhiều người dùng hơn mf190s , nên mọi người thường lầm tưởng dcom huawei tốt hơn mf190s . 2 loại dcom huawei & ZTE là 2 loại phổ thông nhất ở nước ta . Dcom Huawei hơn ZTE ở 1 điểm : không nóng như ZTE . đó cũng là điểm duy nhất mình cảm nhận được ở 2 loại này . Tuổi thọ của 2 loại dcom là như nhau . Cách nhận biết các loại này giảm tuổi thọ thường là xuất hiện tình trạng giảm tốc độ, ngắt kết nối thường xuyên, không nhận SIM….

13. Có những nơi tốc độ thấp , có nơi tốc độ cao . Vậy là sao?

theo mình biết , mỗi trụ sóng của nhà mạng đều có băng thông nhất định vào khoảng 30 – 50 Mbps, cùng một thời điểm nếu có quá nhiều kết nối vào trụ sóng của mạng này thì đương nhiên mạng kia sẽ nhanh hơn. Do đó với 3G không thể nào đánh giá chính xác mạng nào nhanh nhất, vì kết quả luôn luôn ở mức tương đối tùy theo thời điểm và vị trí kết nối.

14. Mình bị fix , giờ phải làm sao??

Nếu bạn biết bạn đã bị fix . nếu bạn muốn luôn đạt tốc độ cao nhất thì có thể dùng tiền chay . ,hoặc dùng tạm tốc độ 60kB/s . giải pháp cuối là mua 1 chiếc sim mới .

15. Mình muốn xem cổng COM mà không cần trình quản lí dcom được không?

Câu trả lời là hoàn toàn được . bạn vào Device Manager (bạn có thể click phải trên biểu tượng MyComputer hoặc vào Control Panel –> Chọn mục Device Manager –> Trong cửa sổ Device Manager –>tìm đến mục Ports(COM & LPT) + ZTE thường cổng COM có tên : HSPADataCard NMEA Device + HUAWEI thường cổng COM có tên : Mobile Connect – PC UI Interface Trên đây là những kinh nghiệm của mình về vấn đề và những câu hỏi thường gặp phải khi quá trình phá và sử dụng băng thông 3G . Nếu có gì không phải hoặc có vấn đề mong các bạn góp ý . Cảm ơn vì đã đọc bài viết . Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn .

Tool hack dcom AUTO DCOM v2.4 tại đây

THÂN! Trung

4.3/5 - (6 bình chọn)

Các bình luận

Click để bình luận

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cùng chuyên mục Thủ thuật 2G/3G

Lên trên