Kết nối với chúng tôi

Cách xây dựng thương hiệu bán hàng trên mạng online hiệu quả

Cách xây dựng thương hiệu bán hàng trên mạng online hiệu quả

Cách xây dựng thương hiệu A-Z cho người bán hàng trên mạng online hiệu quả

Bài viết hướng dẫn bạn cách để đưa thương hiệu của mình vào tâm trí của khách hàng và ở lại như thế nào để mỗi khi cần là nhớ đến bạn ngay !

Không cần phải đợi đến khi thành lập các công ty đồ sộ thì lúc đó chúng ta mới phải quan tâm đến thương hiệu, thực ra thương hiệu đơn giản là điều mà khách hàng nghĩ đến đầu tiên ngay khi nhắc đến tên công ty, tên cửa hàng, hay tên người bán hàng là bạn. Và nhất là khi bạn đang bán hàng trên mạng online thì cách nào để xây dựng thương hiệu hiệu quả đây ?

Cách xây dựng thương hiệu trong tâm trí Khách hàng khi bán hàng trên mạng online hiệu quả

Với nhiều người bán hàng trực tiếp hay trên mạng online thì họ thường cứ đưa sản phẩm ra mà bán, nếu ăn may thì có một nét duyên gì đó hay hay một cá tính, tính cách nào đó nổi bật và được khách hàng ghi nhận lại để trở thành thương hiệu riêng mỗi khi khách hàng nhắc đến mình, nhưng như vậy thì sẽ rất là bị động và khó kiểm soát phải không nào.

Não trái thì thiên hướng lý trí còn não phải thì thiên hướng cảm xúc như vậy bạn đang có thể đi vào tâm trí của khách hàng bằng hai con đường khác nhau hay kết hợp cả hai cùng đến thành Rome định vị một điểm trong đó đều được.

Bài viết này sẽ hướng dẫn cách xây dựng một cách bài bản gồm nhiều phần nhé:

PHẦN 1: TRƯỜNG PHÁI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BẰNG LÝ TRÍ VÀ CẢM XÚC!

PHẦN 2: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CÙNG MÔ HÌNH “BRANDKEY”

PHẦN 3: BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU LÀ NHƯ THẾ NÀO ?

PHẦN 4: ĐỂ THƯƠNG HIỆU SỐNG MÃI CÙNG KHÁCH HÀNG !

Nếu có thêm gì mới thì Giang sẽ cập nhật thêm trong bài này để bạn dễ dàng đọc, hiểu và trải nghiệm nhé. ^^

PHẦN 1: TRƯỜNG PHÁI XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU BẰNG LÝ TRÍ VÀ CẢM XÚC!

ĐẦU TIÊN:

Chúng ta cùng xuất phát từ công việc cao cả: Xây dựng thương hiệu.

Có 2 cách để xây dựng thương hiệu, đó là xây dựng bằng lý trí (định vị) và xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc.

Định vị có 3 cách: Dẫn đầu thị trường – Thách thức thị trường – Theo đuôi thị trường (so với đối thủ). Định vị là cách ghim vào đầu Khách hàng một vị trí để cho họ Nhớ đến thương hiệu của mình – họ Thích – Tin tưởng – Trung thành (cần một quá trình để chạm được vào cảm xúc khách hàng).

Định vị dựa trên điểm khác biệt và xây dựng điểm tương đồng.

– Dẫn đầu thị trường:
Ví dụ: Apple là người dẫn đầu thị trường về smartphone…
hay BMW trong những năm 80 đã từng định vị là nhà sản xuất ô tô sang trọng duy nhất.
– Định vị thách thức thị trường:
Ví dụ: Những ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG định vị “Nhanh”, chính vì vậy mà 80% tập trung vào kênh phân phối
– Định vi theo đối thủ cạnh tranh
Ví dụ: Pepsi định vị là đối thủ của CocaCola

Còn xây dựng thương hiệu bằng cảm xúc đó là cách chúng ta kể những câu chuyện về thương hiệu của DN để tác động trực tiếp đến cảm xúc của Khách hàng và khiến họ bị ấn tượng ngay lập tức. Những câu chuyện thương hiệu có thể sẽ “mê hoặc” ngay lập tức bởi: Tính bí ẩn – Sự gợi cảm – Sự thân mật

Cách xây dựng thương hiệu bán hàng trên mạng online hiệu quả

Tập đoàn Virgin có hơn 400 công ty khác nhau

nhưng mỗi công ty sẽ lại định vị một thương hiệu khác nhau trong tâm trí khác hàng

Đây là một cách xây dựng thương hiệu (cảm xúc) khi có 1 trong 3 yếu tố ảnh hưởng:
1/ Doanh nghiệp không tìm được điểm khác biệt
2/ Doanh nghiệp không có bằng chứng (khó có thể dùng những nghiên cứu, chứng minh Khoa học để tác động vào lý trí của khách hàng, khiến họ cảm thấy tin tưởng)
Ví dụ: Những ngành hàng nước giải khát có gas, không có bằng chứng rằng “nó tốt cho sức khỏe”, nên cần phải có cách định vị vào cảm xúc.
Hoặc khi xem những TVC Quảng cáo của FMCG (OMO). Vì mọi người đều biết chất tẩy trong bột giặt là có hại nên bắt buộc OMO phải xdth bằng cảm xúc
3/ Khi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, có quá nhiều điểm tương đồng giữa các Doanh nghiệp (cũng gần như không tìm được điểm khác biệt)

TIẾP THEO:
Copywriting và Storytelling là gì và nó liên quan như nào?
Cả 2 đều là kỹ năng, Copywriting là một kỹ năng bao gồm cả Storytelling.
Chúng ta biết đến rằng: Copywriting có 2 trường phái viết: Lý trí & Cảm xúc. Thì Storytelling là cách Copywriting theo trường phái Cảm xúc, là cấp độ cao nhất trong Copywriting.
Tuy nhiên, không phải cứ viết theo lối Cảm xúc thì đó là kể chuyện, vì câu chuyện nhất định phải có Nhân vật, diễn biến theo trình tự thời gian và đặc biệt là Thông điệp.

Chúng ta phân chia Copywriting và Storytelling để dễ làm các hoạt động Marketing được NHẤT QUÁN theo thương hiệu.

Ví dụ: Bạn Start-up với 1 cửa hàng Đồ ăn nhanh.
Nếu như bạn có những bằng chứng xác thực để chứng minh được quy trình sản xuất sản phẩm của bạn là sạch, không có hại cho sức khỏe thì bạn hoàn toàn có thể chọn cách Định vị: Sạch – An toàn.
Và dĩ nhiên, những nội dung truyền thông của bạn hãy nên Copywriting theo trường phái Lý trí.
Còn nếu như không có đầy đủ bằng chứng hoặc ai cũng Sạch và an toàn rồi thì hãy sử dụng thêm cách Copywriting theo trường phái Cảm xúc: vì thật ra, đồ ăn nhanh thì kiểu gì cũng sẽ có hại thôi và bạn cũng chưa chắc đã đủ chi phí để đầu tư cho Sạch đâu 🙂
Vì một câu chuyện nào đó mà có thể ta sẽ khác biệt?

Cách xây dựng thương hiệu bán hàng trên mạng online hiệu quả

Cách xây dựng thương hiệu hiệu khi bán hàng trên mạng online quả là tạo sự khác biệt

CHỐT LẠI:

Copywriting khi xây dựng thương hiệu có 2 trường phái:

1. Là lý trí: Đưa ra lập luận lý lẽ để thuyết phục khách hàng tin là nếu sử dụng sản phẩm, dịch vụ KH sẽ giải quyết được vấn đề, nỗi đau.
2. Là cảm xúc: hay còn gọi với 1 cái tên phổ biến hơn là Storytelling. Đánh trực tiếp vào cảm xúc khách hàng, khiến họ không cần bằng chứng, mà vẫn tin, và bị thuyết phục.

2 trường phái của Copywriting đi từ 2 cách xây dựng thương hiệu. 1 đó là định vị(TP lý trí) 2 đó là xây dựng thương hiệu cảm xúc(TP cảm xúc). VD: Kagroo định vị máy lọc nước số 1 VN, Oppo định vị camera chụp ảnh.

Ngược lại, Cocacola là xây dựng thương hiệu cảm xúc.

Việc lựa chọn giữa 2 trường phái này chính là việc lựa chọn chiến lược để đi tới khách hàng đó ạ. Nếu chọn lý trí thì 80% viết theo lý trí. 20% theo cảm xúc. Và ngược lại. Do không phải lúc nào mình cũng cảm xúc, đến lúc KH mua hàng thì phải đẩy chút lý trí vào ạ nên 2 trường phái này không thể tách rời nhau.

VD: đi tán gái, 1 chàng trai biểu hiện tốt với cô này nhiều lần, cô đó sẽ có nhiều cảm xúc tốt, sau đó sẽ bắt đầu phân tích tại sao anh ấy lại tốt như vậy… Nếu không đủ bằng chứng kết luận, thì anh đó xác định đi… Là như vậy đó.

Bây giờ thì bạn đã biết phần nào cách xây dựng thương hiệu bán hàng trên mạng online hiệu quả thế nào rồi nhé. Vẫn là một giá trị lớn đem đến cho khách hàng nhưng tùy vào phong cách của bạn và đặc điểm khách hàng mà dùng Lý trí hay Cảm xúc để nói chuyện cho phù hợp nha.

PHẦN 2: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU CÙNG “BRANDKEY” MODEL

Mỗi một thương hiệu khi bắt đầu hành trình tới tay người tiêu dùng của mình đều cần chọn cho mình những hướng đi phù hợp. Brandkey là một mô hình đã và đang được nhiều thương hiệu áp dụng thành công trên thế giới hiện nay.

Không cần nhất thiết phải có một phòng ban marketing hoành tráng mà chỉ cần bạn hiểu được các yếu tố để góp phần xây dựng lên một thương hiệu thì cách này sẽ giúp bạn bán hàng trên mạng online hiệu quả được rồi.

Mô hình Brandkey có hình chiếc ổ khóa, các yếu tố bên trong đó được cấu tạo thành hình chìa khóa. Các yếu tố nhằm tìm ra và mô tả Giá trị cốt lõi (Core Value) trung tâm, được coi là chìa khóa để giải quyết vấn đề trong việc định vị và tạo lợi thế cạnh tranh của thương hiệu trên thị trường.

Cách xây dựng thương hiệu bán hàng trên mạng online hiệu quả

Cách xây dựng thương hiệu khi bán hàng trên mạng online quả theo mô hình BrandKey

NHÓM ẢNH HƯỞNG:
1 – Root Strength: Giá trị lợi ích lớn nhất của thương hiệu đem đến cho khách hàng của mình, thể hiện thông qua thông điệp/tuyên ngôn/lời hứa và những hành động cụ thể, có thể trải nghiệm được.

2 – Competitive Environment: Hiểu về thị trường: môi trường kinh doanh tiềm năng, độ lớn thị trường, đối thủ cạnh tranh , thương hiệu nào là số 1 trong lĩnh vực kinh doanh.

3 – Target: Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi nào? Thói quen sở thích ra sao, nhu cầu mong muốn của họ là gì? Yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới khách hàng mục tiêu của bạn?

4 – Insight: Thấu hiểu khách hàng cần gì, muốn gì ? sản phẩm giải quyết được gì cho họ?họ tương tác ra sao với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp? Nhu cầu của thị trường hiện nay ra sao?

NHÓM TẠO LẬP:

5 – Benefits: Lợi ích của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm cả lợi ích về mặt lý tính cũng như cảm tính.

6 – Value, Personality, Different: Giá trị và cá tính đặc trưng của thương hiệu. Là thứ mà khách hàng liên tưởng tới khi nhắc tới thương hiệu. Điểm khác biệt, độc đáo, duy nhất.

7 – Reason to Believe: Lý do khiến khách hàng đặt niềm tin vào thương hiệu của bạn ? (phương châm kinh doanh, thế mạnh sản phẩm, chất lượng dịch vụ… )

8 – Discriminator (UPS): Điểm bán hàng độc đáo, lý do hấp dẫn, cạnh tranh nhất mà khách hàng mục tiêu của bạn thực sự quan tâm khi chọn một thương hiệu nào đó. ( ví dụ như rẻ nhất, sang nhất, sướng nhất, mạnh nhất, lâu nhất, …)

9 – Essence (Core Value): Giá trị cốt lõi của thương hiệu, thứ không thể thay thế bởi bất cứ yếu tố nào, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phát triển xoay quanh điều này. Giá trị cốt lõi chính là giải pháp mà sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mang tới cho cộng đồng..

Yếu tố * Core Value * khi được tạo nên sẽ làm nền tảng để thực hiện và triển khai các hoạt động Marketing khác, hoặc kết hợp với một số mô hình khác liên quan tới phân tích và quản trị Marketing cũng như kinh doanh nói chung.

Ví dụ về Thương hiệu DOVE với mô hình BrandKey

Dove là một thương hiệu quen thuộc với hầu hết phụ nữ, nhất là phụ nữ Việt Nam. Từ các sản phẩm vệ sinh, sản phẩm chăm sóc da, mái tóc… Dove đã xây dựng cho mình hình ảnh của một nhãn hiệu thân thiện và nữ tính. Dòng sản phẩm cho xà phòng tắm dưỡng ẩm, Dove đã sử dụng mô hình Brandkey để xây dựng thương hiệu sản phẩm.

Cách xây dựng thương hiệu bán hàng trên mạng online hiệu quả

Cách xây dựng thương hiệu khi bán hàng trên mạng online hiệu quả ví dụ của Dove về BrandKey

1. Thế mạnh cốt lõi

Dove là một thương hiệu chuyên ngành về các sản phẩm tắm gội, làm trắng da an toàn và thân thiện với da

2. Môi trường cạnh tranh

Bao gồm các đối thủ cạnh tranh của Dove: các nhãn hiệu xà phòng và sản phẩm chăm sóc da: Lux, Camay,…

3. Đối tượng mục tiêu

Phụ nữ tuổi khoảng 35-50, khi da đã có dấu hiệu của sự lão hóa, mất độ ẩm, cần giải pháp tốt nhất về chăm sóc da, cần bổ sung độ ẩm và từ đó tăng thêm sự tự tin cho bản thân

4. Insight khách hàng

“Xà phòng giữ ẩm nhưng vẫn còn cảm giác da khô ráo”

5. Lợi ích cho khách hàng

Dưỡng ẩm da, không làm khô da và tăng cường sự nữ tính khi sử dụng sản phẩm

6. Giá trị niềm tin, cá tính thương hiệu

Dove cam kết đem đến sự nữ tính, tinh khiết và tinh thần lạc quan. Khi sử dụng sản phẩm, Dove sẽ mang đến cho phụ nữ cảm giác tự tin vào bản thân mình

7. Lý do để khách hàng tin tưởng

-Sản phẩm có chứa ¾ chất dưỡng ẩm

-Các bác sĩ khuyến cáo nên dùng

-Đã thông qua xác thực được người tiêu dùng

8. Ưu điểm đặc biệt (USP)

Với ¾ các thành phần có chứa kem dưỡng ẩm thì xà phòng Dove không làm khô da.

9. Giá trị cốt lõi

Khơi dậy sự nữ tính từ các khách hàng

Và như vậy với mô hình brandkey giúp rạo Dove nên sức sống cho sản phẩm xà phòng tắm trong trái tim của hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới.

Bạn có thể học hỏi cách định vị đơn giản như của Dove để xây dựng thương hiệu khi bán hàng trên mạng online hay offline của mình một cách hiệu quả nhé.

PHẦN 3: BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU LÀ NHƯ THẾ NÀO ?

Khi thương hiệu của bạn đã có một phong cách của riêng mình từ bên trong thì bây giờ bạn sẽ phải thể hiện nó ra bên ngoài chứ nhỉ, nó được gọi là bộ nhận diện thương hiệu. Sau khi làm xong thì bạn chỉ việc lấy ra và gắn lên các ấn bản, sản phẩm, phương tiện, công cụ, … ở mọi nơi và bạn sẽ gặp khách hàng của mình.

Thường bộ nhận diện thương hiệu sẽ có 6 yếu tố sau:

1. Tên thương hiệu
2. Câu định vị thương hiệu
3. Mẫu logo
4. Màu sắc thương hiệu
5. Kiểu chữ thương hiệu
6. Mẫu định dạng thương hiệuẽ vi

Giang sẽ viết chi tiết hơn sau nhé.

PHẦN 4: ĐỂ THƯƠNG HIỆU SỐNG MÃI CÙNG KHÁCH HÀNG !

Khách hàng không phải chỉ một người mà rất rất nhiều người và họ cũng lớn lên theo năm tháng, thay đổi tư duy, cách nghĩ theo năm tháng thì tương ứng như vậy, để thương hiệu của bạn có thể sống mãi cùng khách hàng đó là phải sẵn sàng thay đổi và luôn kết nối thật chặt với khách hàng của mình.

– Thân thiết với khách hàng nhất

– Hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, khao khát của khách hàng nhất

– Luôn tìm cách tạo ra các giá trị tuyệt vời nhất cho khách hàng

– Luôn sẵn sàng thay đổi cùng khách hàng theo năm tháng

Đọc tới đây thì hẳn bạn có thể nghĩ việc xây dựng thương hiệu khi bán hàng trên mạng online cho người mới bắt đầu hoặc quy mô nhỏ sẽ khó mà hiệu quả được nhỉ, nhưng bạn không cần phải làm ra cả một chiến dịch gì quá hoành tráng đâu.

Nếu không có thời gian, nguồn lực làm tất cả thì bạn chỉ cần làm 1 thứ là đủ, đó là “YÊU KHÁCH HÀNG SAY ĐẮM” , thế thôi ! ^^

 

Nhiều tác giả: Giang Dinh, Thùy Trang, Nguyễn Đình Minh, Hung Nanado, …/Giangdv.com

5/5 - (1 bình chọn)

Các bình luận

Cùng chuyên mục Ý tưởng kinh doanh, Khởi nghiệp, Làm giàu

Lên trên